Muốn mở shop quần áo cần những gì? Nếu bạn đang muốn dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang vậy không thể bỏ qua bài viết này.
1. Định hình phong cách cho cửa hàng
Điều đầu tiên trước khi mở shop quần áo đó là bạn cần phải định hình phong cách cho cửa hàng. Việc này thể hiện qua rất nhiều hình thức, mà cụ thể nhất trong đó là:
- Loại quần áo muốn bán: căn cứ vào nguồn hàng, sở thích hoặc kinh nghiệm của cá nhân mà bạn sẽ chọn loại hình sản phẩm muốn bán. Đó là quần áo trẻ em hay người lớn, nếu là người lớn thì nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu, phong cách sang trọng hay trẻ trung lịch sự,... Từ đó sẽ có các ý tưởng kinh doanh và phong cách cho cửa hàng.
- Thiết kế cửa hàng theo phong cách đã chọn để phù hợp với đối tượng khách hàng chính của shop. Ví dụ với các shop quần áo cho bé thì phong cách thiết kế sẽ nghiêng về sự dễ thương, ngọt ngào. Nhưng nếu mở shop quần áo nam thì cần chú trọng nhiều đến tính thực dụng, hoặc các gam màu nam tính.
- Đặt tên cho cửa hàng: Đặt tên cho cửa hàng cũng là 1 việc hết sức quan trọng. Cái tên thể hiện phong cách cá nhân của chủ shop. Cũng là để tạo dấu ấn trong lòng khách hàng giữa một rừng những cửa hàng bán quần áo khác. Có nhiều shop chọn tiếng anh để đặt tên cho cửa hàng của mình, nhưng cũng có nhiều cái tên tiếng Việt độc đáo. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đặt tên cho cửa hàng của bạn nhé, vì cái tên này gần như sẽ theo suốt dòng đời kinh doanh của cửa hàng đấy.
Sau khi đã định hình được phong cách cho shop quần áo của mình, việc quan trọng tiếp theo đó là lên kế hoạch và định hướng kinh doanh cho cửa hàng. Những việc cần làm ngay đó là:
- Xác định đối tượng khách hàng của shop: Như đã nêu trên, cần xác định rõ đối tượng khách hàng của shop để có các chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều này có gắn bó mật thiết với việc định hình phong cách cho cửa hàng.
- Tìm địa điểm kinh doanh phù hợp: Sau khi định hình được phong cách, đối tượng khách hàng bạn cần tìm được địa điểm để mở cửa hàng. Ví dụ nếu bán quần áo cho đối tượng trẻ, mức giá trung bình thì nên nhắm đến đối tượng là sinh viên hoặc dân văn phòng mới đi làm. Các cửa hàng cho đối tượng này nên nhắm đến mở ở các khu vực gần các trường đại học để đảm bảo tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng nhất.
- Lên chiến lược kinh doanh tạo bản sắc riêng: Có rất nhiều shop thời trang mọc lên mỗi ngày, nếu không có chiến lược kinh doanh khác biệt thì rất khó để cạnh tranh. Từ sự đa dạng phong phú của sản phẩm, các sản phẩm mới, lạ và chất lượng… tất cả những điều này đều là chiến lược kinh doanh để cạnh tranh với các shop quần áo khác.
3. Quản lý tài chính
Tài chính là vấn đề luôn khiến các chủ shop phải đau đầu.
- Nguồn vốn đầu tư ban đầu: Từ chi phí thuê/mua địa điểm, sửa chữa và thiết kế cửa hàng, nhập hàng mới, các máy móc thiết bị phục vụ thanh toán, bán hàng, chi phí thuê nhân công… Và đặc biệt là nguồn vốn dự phòng đủ để xoay xở trong thời gian đầu kinh doanh.
- Đầu tư thiết bị bán hàng: Bao gồm phần mềm quản lý cửa hàng, các kệ, tủ để hàng, chi phí kho bãi,...
Nếu bạn kinh doanh chuỗi cửa hàng quần áo thì cần quan tâm thêm đến việc quản lý dòng tiền chuỗi cửa hàng, cụ thể là việc thu tiền mặt từ các cửa hàng về tài khoản mỗi ngày. Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí 1 tháng và trải nghiệm toàn bộ những dịch vụ Thu hộ tiền mặt chuỗi cửa hàng của Gutina tại đây.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều trên, vậy còn chần chừ gì nữa mà không kinh doanh ngay thôi. Chúc bạn thành công với dự án kinh doanh của mình nhé.